Về cái sắp xuất bản, chả biết bao giờ xuất bản….

Mình thích Bedtime Eyes…
Thành thật đến đau lòng. Một sự kết hợp hoàn hảo của những thủ đoạn câu khách, có sex, có bạo lực, có chất kích thích, etc và cảm xúc chân thành. Mình thử xem có cái review nào về nó không, và cái khả dĩ nhất là
“Tác phẩm đầu tay nổi tiếng của cô, Beddo taimu aizu (Bedtime Eyes, Những Con Mắt Trong Giờ Ngủ) thuật chuyện một cô gái Nhật gặp một lính Mỹ là Spoon ở quán rượu và thích anh ta đến nỗi chỉ vài phút sau, đã làm t*nh với nhau trong phòng để máy đốt sưởi phía sau quán rượu, trong lúc bạn trai của cô còn đợi trong quán. Tình yêu/Tình dục sôi nổi và quan hệ giông bão của hai người dần dần bộc lộ tâm lý sợ hãi và yếu đuối của Spoon, cùng với tâm thức nô lệ vào anh ta của cô gái. Những Con Mắt Trong Giờ Ngủ là một bức tranh táo bạo miêu tả những khía cạnh xấu xa của đời, với tính dục tăng độ nhờ ma túy, bạo lực từ rượu, … đồng thời phơi bày sự yếu đuối phổ biến của con người, và cho rằng dù có sa vào quan hệ nam nữ lầm lỗi hay giông bão đến đâu đi nữa, người ta vẫn cố tìm đến “tình yêu” như giá trị cao nhất“, <— mịe, nó được review thế này đây. Đọc cái review này có cảm giác như có một thằng/ con điên nào đấy đạo mạo đạo đức đang đứng giảng bài cho mình về thứ mà nó cũng không hiểu, hoặc không cảm nổi!
Khổ nỗi mình không biết viết review >_<
Thích là thích, vậy thôi.
Mình thích vì đó là một tình yêu điên rồ nằm ngoài mọi chuẩn mực và bệnh hoạn đến đau lòng, một thứ gây tổn thương sâu sắc, ở một thế giới dường như quá cách xa với những gì bình lặng, không có an toàn, nơi những cam kết không có chỗ, nơi người ta phải nhờ đến một chiếc thìa để nhớ ra mình đang tồn tại, nơi mỗi ảo giác cần được khẳng định lại một lần nữa bằng xúc giác, vị giác, thính giác, ặc ặc, hình như câu này không có vị ngữ, thôi kệ không sao, mình mê tình yêu đó. Thế này có được tính là cấu trúc đề thuyết không? Không có lý do gì cả, hoàn toàn nguy hiểm, không quá khứ, không tương lai, không đi đến đâu và không kết thúc ngay cả không còn người ở đó. Không gì ngoài chính nó. Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường.

Về lá thư của Phạm Văn Đồng năm 1958

BBCVietnamese.com

24 Tháng 1 2008 – Cập nhật 16h05 GMT

Source: BBC Vietnamese

Về lá thư của Phạm Văn Đồng năm 1958

Năm 1958 Thủ tướng của miền Bắc Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng, đã ký một lá thư mà sau này gây rất nhiều tranh cãi. Lá thư ngày 14-9-1958 nói chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tán thành với một tuyên bố của Bắc Kinh về hải phận của Trung Quốc.

Lá thư này được nhiều người xem là sự thừa nhận của Bắc Việt đối với chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa.

Gần đây, sau những tranh cãi giữa hai nước về chủ quyền ở hai hòn đảo, lá thư của ông Phạm Văn Đồng lại được đưa ra thảo luận, tuy không chính thức, ở Việt Nam và trong giới người Việt ở nước ngoài.

Vậy nhận định của giới nghiên cứu nước ngoài về lá thư là như thế nào?

BBC Tiếng Việt đã hỏi tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Đầu tiên ông giải thích hai quan điểm khác nhau của Bắc Việt trong thập niên 1950 và 1974, năm Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.

Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo. Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này.

Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt – Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.

Vì những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy sự hòa hoãn Mỹ – Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ. Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô – Mỹ lại tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện.

BBC:Theo nhận định của ông, lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được viết trong hoàn cảnh nào?

Chính phủ nước Việt Nam DCCH ghi nhận và tán thành tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của nước CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Hoa. Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Hoa trong mối quan hệ với nước CHND Trung Hoa trên mặt biển

Nội dung lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14.9.1958 gửi Tổng lý Quốc vụ viện Chu Ân Lai

Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trước tiên, ta nói về tuyên bố của Trung Quốc. Nó ra đời trong bối cảnh có Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1956 và các hiệp định được ký sau đó năm 1958. Lẽ dễ hiểu, Trung Quốc, mặc dù không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc, cũng muốn có tiếng nói về cách giải quyết những vấn đề đó. Vì lẽ đó ta có tuyên bố của Trung Quốc tháng Chín 1958.

Như tôi nói ở trên, trong những năm này, Bắc Việt không thể làm phật ý Trung Quốc. Liên Xô không cung cấp đủ hỗ trợ cho công cuộc thống nhất, trong khi Ngô Đình Diệm ở miền Nam và chính phủ Mỹ không sẵn sàng đồng ý tổ chức bầu cử như đã ghi trong Hiệp định Geneva. Phạm Văn Đồng vì thế cảm thấy cần ngả theo Trung Quốc.

Dẫu vậy, ông ấy có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.

Dù sao trong tranh chấp lãnh thổ song phương này giữa các quyền lợi của Việt Nam và Trung Quốc, quan điểm của Bắc Việt, theo nghĩa ngoại giao hơn là pháp lý, gần với quan điểm của Trung Quốc hơn là với quan điểm của miền Nam Việt Nam.

BBC: Ngoài ra người ta còn nghe nói đến một tuyên bố tán thành với Trung Quốc của Ung Văn Khiêm, đưa ra năm 1956 khi ông này là
Thứ trưởng Ngoại giao của Bắc Việt. Phía Trung Quốc đã công khai viện dẫn đến tuyên bố này. Nó có giúp ta hiểu thêm về lá thư của ông Phạm Văn Đồng?

Tiến sĩ Balazs Szalontai: Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào giữa năm 1956, Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của Trung Quốc rằng Hoàng Sa và Trường Sa về mặt lịch sử đã thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Ban đầu tôi nghi ngờ sự chân thực của tuyên bố này. Năm 2004, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí xóa đi những chương tranh cãi của lịch sử Triều Tiên khỏi trang web của họ. Tức là họ sẵn sàng thay đổi quá khứ lịch sử để phục vụ cho mình.

Tôi cũng chấp nhận lý lẽ rằng nếu ông Khiêm quả thực đã nói như vậy, thì có nghĩa rằng ban lãnh đạo Bắc Việt thực sự có ý định từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng nay tôi nghĩ khác, mà một lý do là vì tôi xem lại các thỏa thuận biên giới của Mông Cổ với Liên Xô.

Tôi nhận ra rằng tuyên bố của Ung Văn Khiêm thực ra không có tác dụng ràng buộc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố của một quan chức như ông Khiêm được coi như đại diện cho quan điểm chính thức của ban lãnh đạo. Nhưng ban lãnh đạo cũng có thể bỏ qua ông ta và những tuyên bố của ông ta bằng việc sa thải theo những lý do có vẻ chả liên quan gì. Đó là số phận của Ngoại trưởng Mông Cổ Sodnomyn Averzed năm 1958. Trong lúc đàm phán về biên giới Liên Xô – Mông Cổ, ông ta có quan điểm khá cứng rắn, và rất có thể là vì ông ta làm theo chỉ thị của ban lãnh đạo. Nhưng khi Liên Xô không chịu nhả lại phần lãnh thổ mà Mông Cổ đòi, và chỉ trích “thái độ dân tộc chủ nghĩa” của Averzed, Mông Cổ cách chức ông ta.

Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai là người nhận thư của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng năm 1958

Trong trường hợp Ung Văn Khiêm, ông ta khi ấy chỉ là thứ trưởng, và chỉ có một tuyên bố miệng trong lúc nói riêng với đại biện lâm thời của Trung Quốc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố miệng không có cùng sức mạnh như một thông cáo viết sẵn đề cập đến các vấn đề lãnh thổ. Nó cũng không có sức nặng như một tuyên bố miệng của lãnh đạo cao cấp như thủ tướng, nguyên thủ quốc gia hay tổng bí thư. Rõ ràng các lãnh đạo Bắc Việt không ký hay nói ra một thỏa thuận nào như vậy, vì nếu không thì Trung Quốc đã công bố rồi.

BBC:Theo ông, lá thư của Phạm Văn Đồng có ý nghĩa pháp lý nào không?

Tiến sĩ Balazs Szalontai: Nó khiến cho quan điểm của Việt Nam bị yếu đi một chút, nhưng tôi cho rằng nó không có sức nặng ràng buộc. Theo tôi, việc các tuyên bố của Trung Quốc nhấn mạnh nguyên tắc “im lặng là đồng ý” không có mấy sức nặng. Chính phủ miền Nam Việt Nam đã công khai phản đối các tuyên bố của Trung Quốc và cố gắng giữ các đảo, nhưng họ không ngăn được Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Trung Quốc đơn giản bỏ mặc sự phản đối của Sài Gòn. Nếu Hà Nội có phản đối lúc đó, kết quả cũng sẽ vậy thôi.

BBC:Ngày nay, người ta có thể làm gì với lá thư của ông Đồng? Trong một giai đoạn dài, ở Việt Nam chỉ là sự im lặng. Ông nghĩ liệu người Việt Nam bây giờ có thể công khai tranh luận về nó mà không sợ là điều này chỉ có lợi cho Trung Quốc?

Theo tôi, do lá thư của Phạm Văn Đồng chỉ có giá trị pháp lý hạn chế, nên một sự thảo luận công khai về vấn đề sẽ không có hại cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng dĩ nhiên chính phủ hai nước có thể nhìn vấn đề này theo một cách khác.

Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006)

Cặp tăm muôn năm

Mình thề sẽ không cắt tóc theo bất cứ kiểu gì có tên là thú vật nữa.
Mình nghĩ là nếu cắt đầu sư tử mình sẽ trông oai vệ như sư tử.
Nhưng thực tế một chị ở chỗ làm đã thốt lên “ôi trông em như chó bông”
Ôi. Chỉ vì sư tử đòi hỏi chăm sóc cẩn thận, chải đầu vuốt keo hay sao ấy. Mình không thể vuốt keo vì lạnh thế này mà gội đầu thì chết, nên đành để kiểu sư tử gặp bão. Ai ngờ gặp bão có vài hôm là đã thành chó bông.
Mình không cam tâm làm chó nên đã định đi ép tóc.
Nhưng nghĩ lại vừa ép tháng 10, ép thêm 1 lần nữa sẽ có nguy cơ chuyển từ đầu chó bông sang chó phốc, thậm chí là cá da trơn nên mình đành kiên nhẫn chờ thời, âm thầm tìm giải pháp, phi hóa chất, phi nhiệt độ, phi tài chính thì càng tốt!

Cuối cùng hoa hậu của các giải pháp là cặp tăm.

10 cái cài đầy đầu. Bây giờ thì mình gọn gàng rồi!

SAS trước giờ ngủ

Mình cứ nghĩ mãi về một tình yêu đẹp. Cuối cùng trước khi bị bắt đi ngủ vì sức khỏe của người khác thì mình nghĩ ra tình yêu đẹp phải là một tình yêu vô tích sự. Kính thưa các triết lý sống đẹp, các cô giáo dạy chương trình giáo dục công dân năm thứ 11 bậc học phổ thông, em chẳng thể nào cảm thu được tình yêu đẹp theo những định nghĩa đó. Nhất định không phải là thứ tình yêu “làm cho người ta tốt lên, sưởi ấm thế giới và cứu rỗi linh hồn” Những niềm tin đẹp chăng có lỗi gì, chỉ là không phù hợp với người này hoặc người khác thôi. Mình là người này. Người ta là người khác. Không phù hợp với mình và người ta.
Mình vừa tin là Tình yêu đẹp nên vô tích sự . Người ta không nhất thiết fải tốt lên chỉ vì có người yêu hay gì đó. Nếu không fải vì bản thân thì đừng làm. Tại sao lại cần một thứ động lưc ngu ngốc nằm ngoài bản thân để thay đổi cơ chứ?
Vậy mà mình vấn muốn ai đó nói là họ sẽ trở nên blah blah thế này thế khác VÌ MÌNH. Hô hô What a childish 22 (or 3?)
Nền kinh tế thị trường nghĩa là bán cái thị trường cần chứ không fải cái mình có (xin lỗi thầy dạy môn kinh tế, em không thể trích dẫn chính xác, đại loại vậy thôi).Kinh tế là tất cả, yeah. Thời buổi này các quy luật kinh tế đúng hết cho mọi thứ khác. Yeah. Nhưng cũng fải có thứ gì đấy xa lạ với kinh tế một chút chứ? Và nếu mọi thứ chỉ là chuyện lựa chọn thì mình chọn tình yêu là thứ nên nằm ngoài các quy luật kinh tế. Nơi duy nhất nên chấp nhận quy luật “bán cái mình có, thay vì cái người khác cần”. Tình yêu nên cùn gỉ thế này này: “Tôi chỉ thế thôi anh/cô yêu thì yêu, không yêu thì giải tán”
Nếu cả 2 chủ thể của tình yêu đều cùn gỉ như thế thì sẽ có một tình yêu vô tích sự. Một tình yêu đẹp trong đó mỗi người đều đươc tồn tại (gần) 100%. :))
Nhưng thế nào rồi cũng sẽ có những điểm khiến chuyện giải tán là cần thiết. Mọi câu hỏi trước khi giải tán chỉ là sự lựa chọn “mình” hay “nó”. Một tình yêu không vô tích sự thường cám dỗ minh chọn “nó”. Và hành động đó, trên thực tế, đồng nghĩa với việc giết bớt một số thứ vốn dùng để định nghĩa” mình”
Chưa kịp edit nên cấm comment

Entry for January 05, 2008

Mồng 5 rồi cơ à?
Mình đang gói ghém và sắp xếp lại đống file lộn xộn ở chỗ cũ, giải quyết một số quan hệ tình cảm và trách nhiệm, chuẩn bị (cấp tốc) cho một thứ mới trở nên rõ ràng trong vòng gần 1 tuần gần đây.
Tình hình cuộc đời hiện tại:
– Áo len móc lung tung vì mèo và xổ lông lung tung vì tống vào máy giặt
– Mặt mũi vẫn rất ngu.

– Hôm qua thấy một ông đi mua mèo, trong lồng là 2 con mèo kêu gào thảm thiết. Lòng thương mèo của mình đang chực oà vỡ nức nở, nỗi căm phẫn đang chực dâng lên chèn nhau khi nghĩ đến đích đến của chúng là một quán tiểu hổ nào đấy, thì mình lại nhin thấy người chở cái lồng mèo ấy. Đấy là một người đàn ông nhỏ thó, khắc khổ, mặc áo sơ mi bộ đội (chú thích: hôm qua rất rét :|), quần ống thấp ống cao, chân đi dép lê đạp xe cọc cạch đang dừng xe và nài nỉ mộtnhà bán đi con mèo đang bị xích (tất nhiên là bị từ chối!). Họ kiếm được bao nhiêu tiền cho 1 con mèo mua bán được nhỉ? (Bố mình nói là 5k/kg…) Thế là mình bất giác không biết nên thương mèo trong lồng hơn hơn hay thương người chở mèo hơn. Về đến nhà thấy con Pi lăng quăng chạy ra chạy vào, hết ăn lại ngủ, ngủ dậy ngoạc mồm đòi ăn tiếp, thấy thân nó sướng ghê.

– Tối đên đang ngồi uống trà trước nhà hát lớn thì có một em trai đứng trước mặt mình xin tiền. Em ấy không thể nói và trông như bị thiểu năng. Trên cổ em đeo một tấm bảng đeo chữ “Em bị bẩm sinh”. Hic hic, mình có duy nhất 1 tờ 20K nên mình quyết định không cho (đừng có tưởng bở, mình không tốt thế đâu! Nhưng cũng có mấy người cho nên mình cũng bớt cắn rứt:| ) Nhưng không hiểu ai đã quàng cho em ấy cái biển chuyên nghiệp đến vậy. Bố mẹ nó? (lạy chúa, không fải thế chứ?)

– Dạo này có rất nhiều người khuyên mình phải sốngthế này hoặc thế khác. Điển hình lố bịch là có một người hoàn toàn xa lạ tỏ ra lo lắng cho nhân cách và tinh thần của mình do đã đọc blog của mình. Mình hoàn toàn thấy mình BÌNH THƯỜNG và không cần hỗ trợ về tâm lý (đúng không?) Với người này, nick YM là yn1t (ai rảnh hãy thử liên lạc với anh ấy/ cô ấy. Đó là một người tốt và rất sẵn lòng nghe tâm sự và cho lời khuyên, tớ thì không có gì để tâm sự :|) Tớ không hiểu anh ấy/cô ấy đã có số điện thoại của tớ bằng cách nào, nhưng đã sms cho tớ. (vì tiếc tiền nên tớ đã không gọi lại va hạn chết sms lại). Ặc ặc. Tớ, như một người bình thường, nghĩ đó là 1 FAN của mình (hô hô), nhưng mà KHÔNG PHẢI, anh ấy/cô ấy đang có 1 tình yêu hạnh phúc và luôn dạy bảo tớ fải yêu thế nào 😐 Tóm lại đó nhất định phải là một tay sai của Chúa muốn cống hiến hết mình vì bình yên của nhân loại, vì hạnh phúc của nhân dân. Và tớ, không may thay, đã được chọn là đối tượng để giúp đỡ… Lẽ ra anh ấy/ cô ấy nên dành thời gian để giúp đỡ những người như ông mua mèo, hoặc bọn mèo bị buôn bán, hoặc em trai với tấm biển trên cổ trên kia…, hơn là tớ. (Chẳng lẽ mình còn đáng thương, tình trạng tâm lý của mình còn đáng báo động hơn sự bất hạnh và bất công vẫn đang diễn ra ngày ngày giờ giờ với cả người và mèo trên thế giới này hay sao?!) Nếu ai cần giúp đỡ, hãy liên lạc với anh ấy/cô ấy. Nick YM như trên. (nếu mình post cả số di động lên đây thì có vi phạm quyền tự do cá nhân lắm không?). Thôi được rồi, đó là một ngưiờ thích giúp đỡ người khác, nên nếu bạn thực sự cần, hãy để lại comm và tớ sẽ gửi msg cho bạn!

– Sông Hồng đang cạn nước, mùa cạn lịch sử. Chiều nay nhất định sẽ ra sông chỉ để… xem 😐 Không phải vì cái hồ thuỷ lợi gì đó của TQ chứ? T__T

@ (You know this is to you): I’ll try 😐 Things come too fast. Will try to stablize moods (move on)